Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời (Thứ Tự – Kích Thước – Vị Trí)

Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời (Thứ Tự – Kích Thước – Vị Trí)
Rate this post

Các hành tinh trong hệ mặt trời hiện nay là bao nhiêu, kích thước và vị trí như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám khá hệ mặt trời qua bài viết này nhé

Hệ mặt trời là gì ?

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm (theo Wiki)

hệ mặt trời

Hệ mặt trời mô phỏng

Ngoài các hành tinh chính thì Hệ mặt trời còn có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này có kích thước thay đổi như: sao chổi, centaurs và bụi liên hành tinh… chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này. Mặt trời phát ra các dòng vật chất plasma, được gọi là gió Mặt trời, dòng vật chất này tạo ra một bong bóng gió sao trong môi trường liên sao gọi là nhật quyển, nó mở rộng ra đến tận biên giới của đĩa phân tán.

Danh sách các hành tinh trong hệ mặt trời được giới khoa học công nhận

Các hành tinh của Hệ Mặt trời
(khoảng cách từ gần nhất đến xa nhất so với Mặt trời/đường kính)

1. Sao Thủy (Mercury)
2. Sao Kim (Venus)
3. Trái đất
4. Sao Hỏa (Mars)
5. Sao Mộc (Jupiter)
6. Sao thổ (Sa tum)
7. Sao Thiên Vương (Uranus)
8. Sao Hải vương (Neptune)
0,39 AU
0,72
1,00
1,52
5,20
9,55
19,21
30,10

4.878
12.104
12.756
6.787
14.2984
12.0536
51.118
49.528

 km
So sánh (ước tính):
Sedna
2003 UB313
86,0
97,0

2.000
3.000

Thứ tự kích thước và vị trí các hành tinh trong hệ mặt trời

thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời

Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời

Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy (Mercury) hay Thủy tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời,[a] với chu kỳ quỹ đạo bằng khoảng 88 ngày Trái Đất. Nhìn từ Trái Đất, hành tinh hiện lên với chu kỳ giao hội trên quỹ đạo bằng xấp xỉ 116 ngày, và nhanh hơn hẳn những hành tinh khác. Tốc độ chuyển động nhanh này đã khiến người La Mã đặt tên hành tinh là Mercurius, vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng. Trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là Hermes (Ερμής). Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa theo tên do Trung Quốc đặt, chọn theo hành thủy trong ngũ hành.

Sao Thủy (Mercury)

Những thông số cơ bản về Sao Thủy:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 0,39 AU (57,9 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 87,96 ngày Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 58,7 ngày.
  • Khối lượng :3,3 x 1023 kg.
  • Đường kính: 4878 km.
  • Nhiệt độ bề mặt : -185 độ C đến 425 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: Không.

Sao Kim (Venus)

Sao Kim (Venus) hay Kim tinh còn gọi là sao Thái Bạch, Thái Bạch Kim tinh), là hành tinh thứ 2 trong hệ Mặt Trời, tự quay quanh nó với chu kỳ 224,7 ngày Trái Đất. Xếp sau Mặt Trăng, nó là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo nên bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Kim là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời mà quá xa Mặt Trời: góc ly giác đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Kim đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh, do vậy mà dân gian còn gọi là sao Hôm, khi hành tinh này hiện lên lúc hoàng hôn, và sao Mai, khi hành tinh này hiện lên lúc bình minh.

Sao Kim (Venus)

Những thông số cơ bản về Sao Kim:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 0,723 AU (108,2 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 224,68 ngày Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 243 ngày.
  • Khối lượng: 4,87 x 1024 kg.
  • Đường kính: 12104 km.
  • Nhiệt độ bề mặt : 467 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: Không.

Trái đất

Trái Đất hay Địa Cầu là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi “hành tinh xanh” là nhà của hàng triệu loài sinh vật trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống

Trái đất

Thông số cơ bản về Trái Đất:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 1 AU (149,6 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 365,26 ngày.
  • Chu kỳ tự quay: 24 giờ.
  • Khối lượng : 5,98 x 1024 kg.
  • Đường kính: 12.756 km.
  • Nhiệt độ bề mặt : -13 độ C đến 37 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: Mặt trăng.

Sao Hỏa (Mars)

Sao Hỏa hay Hỏa tinh là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Nó thường được gọi với tên khác là “Hành tinh Đỏ”, do sắt ôxít có mặt rất nhiều trên bề mặt hành tinh làm cho bề mặt nó hiện lên với màu đỏ đặc trưng

Tìm hiểu thêm: Mơ Thấy Núi Có Ý Nghĩa Gì? Bạn Nên Lựa Chọn Số Nào?

Sao Hỏa (Mars)

Những thông tin cơ bản về Sao Hỏa:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 1,524 AU (227,9 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 686,98 ngày Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 24.6 giờ.
  • Khối lượng : 6,42 x 1023 kg.
  • Đường kính: 6787 km.
  • Nhiệt độ bề mặt : -123 độ C đến 37 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: Phobos và Deimos.

Sao Mộc (Jupiter)

Sao Mộc hay Mộc tinh là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng một phần nghìn của Mặt Trời nhưng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại

Sao Mộc (Jupiter)

Thông số cơ bản về Sao Mộc:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 5,203 AU (778,3 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 11,86 năm Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 9,84 giờ.
  • Khối lượng : 1,9 x 1027 kg.
  • Đường kính: 142.796 km.
  • Nhiệt độ bề mặt : -153 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: 67 vệ tinh.

Sao Thổ (Saturn)

Sao Thổ tức Thổ tinh là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời. Tên tiếng Anh của hành tinh mang tên thần Saturn trong thần thoại La Mã, ký hiệu thiên văn của hành tinh thể hiện cái liềm của thần. Sao Thổ là hành tinh khí khổng lồ với bán kính trung bình bằng 9 lần của Trái Đất

Sao Thổ (Saturn)

Thông số cơ bản về Sao Thổ:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 9,536 AU (1.427 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 29,45 năm Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 10,2 giờ.
  • Khối lượng: 5,69 x 1026 kg.
  • Đường kính: 120.660 km.
  • Nhiệt độ bề mặt: -185 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: 62 vệ tinh.

Sao Thiên Vương (Uranus)

Sao Thiên Vương hay Thiên Vương tinh là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong Hệ Mặt Trời. Sao Thiên Vương có thành phần tương tự như Sao Hải Vương

Sao Thiên Vương (Uranus)

Thông số cơ bản về Sao Thiên Vương:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 19,18 AU (2871 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 84,07 năm Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 17,9 giờ.
  • Khối lượng: 8,68 x 1025 kg.
  • Đường kính: 51.118 km.
  • Nhiệt độ bề mặt: -214 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: 27 vệ tinh.

Sao Hải Vương (Neptune)

Sao Hải Vương hay Hải Vương tinh là hành tinh thứ tám và xa nhất tính từ Mặt Trời trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh lớn thứ tư về đường kính và lớn thứ ba về khối lượng. Sao Hải Vương có khối lượng riêng lớn nhất trong số các hành tinh khí trong hệ Mặt trời

Sao Hải Vương (Neptune)

Thông số cơ bản về Sao Hải Vương:

  • Khoảng cách từ mặt trời: 30,06 AU (4.497,1 triệu km).
  • Chu kỳ quỹ đạo: 164,81 năm Trái Đất.
  • Chu kỳ tự quay: 19,1 giờ.
  • Khối lượng: 1,02 x 1026 kg.
  • Đường kính: 48.600 km.
  • Nhiệt độ bề mặt: -225 độ C.
  • Vệ tinh tự nhiên: 14 vệ tinh.

Ngoài ra còn một hành tinh mà các nhà khoa học mới dự đoán chứ chưa có kết quả khoa học nào chứng minh được sự tồn tại của hành tinh này.

Mike Brown và Konstantin Batygin tại Viện Công nghệ California đã mô tả bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh thứ 9 ở một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thiên văn. Nghiên cứu dựa trên các mô hình toán học và những mô phỏng của máy tính dựa trên các quan sát trong sáu Thiên thể vành đai Kuiper Belt khác nhỏ hơn so với quỹ đạo phù hợp trong một vấn đề tương tự.Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời (Thứ Tự – Kích Thước – Vị Trí)

>>>>>Xem thêm: Mơ Thấy Đánh Bài Tứ Sắc Có Điềm Báo Gì? Các Con Số Giúp Dễ Thắng Lớn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *